CTY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ÂU Á, CTY+CP+THIẾT+BỊ+ÂU+Á/@10.847227,106.612356,19.38z/data=!4m6!3m5!1s0x317529202b53a237:0x64c878c7a9dbebf9!8m2!3d10.8475667!4d106.6130292!16s%2Fg%2F11my78rx4d?, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0907999301

Dệt may Việt Nam chiếm thị phần chỉ sau Trung Quốc, Vinatex lợi nhuận kỷ lục

TTO - Thị phần toàn ngành dệt may Việt Nam đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc, trong khi đơn vị lớn nhất của ngành là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục.

 

Việc hoàn tất chuỗi sản xuất khép kín giúp Vinatex chống chọi được khó khăn của dịch bệnh - Ảnh: Vinatex

 

Ngày 23-12, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) họp thông tin kết quả sản xuất kinh doanh và phong trào công nhân lao động năm 2021.

 

Ông Vương Đức Anh, chánh văn phòng tập đoàn, cho hay thị phần dệt may Việt Nam đã đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc khi chiếm 5,1%, mặc dù tổng cầu dệt may thế giới giảm sút. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm, cùng với xu hướng chung của nước khác cũng giảm nhưng lớn hơn nhiều.

 

"Chúng ta vươn lên vị trí thứ 2 vì các đối thủ cạnh tranh của chúng ta có kim ngạch giảm sâu hơn nhiều", ông Anh nói và cho biết kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam đạt mức 39 tỉ USD.

 

Với Vinatex, doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn là 16.436 tỉ đồng, bằng 110,7% so với cùng kỳ 2020. Lợi nhuận tập đoàn đạt 1.200 tỉ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2020, vượt kế hoạch 80% và vượt 70% so với trước dịch, nhờ vào việc duy trì được chuỗi cung ứng sản xuất, lực lượng lao động.

 

Năm 2022, bức tranh cung cầu được dự báo sẽ sáng hơn khi nhu cầu với hàng dệt may sẽ phục hồi trở lại bằng ngưỡng năm 2019. Nếu không có biến động tình hình biến chủng mới, tổng cầu dệt may đạt 740 tỉ USD, tương đương với năm 2019.

 

Về triển vọng đến năm 2025, ông Đức Anh chỉ ra định hướng Vinatex sẽ trở thành điểm đến mua hàng trọn gói, từ sản xuất đến phân phối. Cạnh tranh giá sẽ là chiến lược, nhưng hướng tới những thị trường ngách như sản xuất sản phẩm phục vụ lực lượng quân đội, phòng cháy chữa cháy, sản xuất các sản phẩm xanh phù hợp xu hướng…

 

Trả lời câu hỏi của Tuổi trẻ Online về việc lợi nhuận đạt mức gấp đôi so với năm 2020 bất chấp những tác động của dịch bệnh, ông Cao Hữu Hiếu, tổng giám đốc Vinatex, cho hay lợi nhuận cao là do trong những tháng đầu năm Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh, trong khi nhiều nước đối thủ của Việt Nam đang chìm sâu vào dịch bệnh, nên đã tận dụng được tốt hơn cơ hội này với mức giá xuất khẩu tốt hơn.

 

Thêm nữa, việc định hướng chiến lược đầu tư của tập đoàn từ 5 năm trước cũng đã mang lại "quả ngọt", khi tập trung đầu tư vào khâu nguyên liệu, các nhà máy sợi. Đến nay, đây là lĩnh vực có tăng trưởng ngoạn mục và đột biến, doanh thu và lợi nhuận đều chiếm gần 50% trên toàn hệ thống, so với trước đây chỉ là 20%. Đến nay, tỉ lệ nội địa hóa của Vinatex đã đạt được đến 50-60%.

 

Ngoài ra, ông Hiếu cũng cho rằng công tác quản trị, điều hành sản xuất nhà máy được nâng lên giúp cho năng suất lao động tăng lên, đưa lợi nhuận thành công lên. Nhiều doanh nghiệp của tập đoàn cũng tham gia sâu vào chuỗi sản xuất tại Việt Nam, nên dù chịu tác động dịch bệnh song sản xuất vẫn được duy trì, ổn định.

 

[Theo Tuổi Trẻ- https://tuoitre.vn/det-may-viet-nam-chiem-thi-phan-chi-sau-trung-quoc-vinatex-loi-nhuan-ky-luc-20211223160805041.htm]

Chỉ đường
Facebook
Gọi Điện
Zalo
SMS
Chỉ đường
Facebook
Gọi Điện
Zalo
SMS
Facebook