VTV.vn - Không chỉ ngành dệt may, mà một số doanh nghiệp da giày cũng đã nhận những tín hiệu tích cực hơn về tình hình đơn hàng.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may tháng 8 ước đạt khoảng 3,8 tỷ USD, tương đương với tháng 7. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng trong 3 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã tăng trở lại từ mức đáy hơn 3 tỷ USD của tháng 5. Các đơn hàng cho quý IV cũng đã nhiều hơn trước. Cùng với đó, ngành da giày cũng dần phục hồi khi các doanh nghiệp đã ký được những đơn hàng mới.
Sau nhiều tháng không có đơn hàng, mới đây 2 đơn hàng dệt may được Công ty may mặc Dony xuất khẩu thành công đi Trung Đông, Singapore và tiếp tục nhận được đơn đặt hàng mới.
Doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược, không tập trung chủ yếu và thị trường truyền thống, mà đã mở rộng sản phẩm để khai thác nhiều thị trường.
"Gần đây chúng tôi đã tìm thấy một thị trường mới ở rất sát chúng ta, đó là thị trường Đông Nam Á như Singapore, Indonesia, Malaysia và Campuchia. Đây là những thị trường có biên độ cạnh tranh rất dữ dội nhưng vẫn có thể làm được và có cái thuận lợi về logistics. Chúng tôi vừa ký được một đơn hàng với thị trường Malaysia", ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty may mặc Dony, cho biết.
Trong 3 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã tăng trở lại từ mức đáy hơn 3 tỷ USD của tháng 5. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Xuất khẩu của ngành dệt may tăng cho thấy sự linh hoạt, nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường tiềm năng mới và hướng đến sản xuất xanh.
"Nếu chúng ta thực hiện tốt chuyển đổi xanh, thì sẽ đạt tiêu chuẩn để xâm nhập vào các thị trường, có đơn hàng. Thực hiện chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị, hạ chi phí xuống thì chúng ta vẫn nâng cao năng lực cạnh tran", ông Phạm Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, nhận định.
Không chỉ ngành dệt may, mà một số doanh nghiệp da giày cũng đã nhận những tín hiệu tích cực hơn về tình hình đơn hàng. Các doanh nghiệp Việt đã cơ cấu nội lực để tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh.
"Quý III, quý IV, doanh nghiệp đã tương đối đủ đơn hàng để sản xuất cũng như tạo được công ăn việc làm cho người lao động tương đối ổn định", ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định, cho hay.
Các doanh nghiệp đang mong muốn gói kích cầu đầu tư nhanh chóng được triển khai để tiếp cận nguồn vốn, từ đó chuyển đổi mạnh về cơ cấu ngành hàng, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại. Cùng với những dự báo về sự phục hồi của thị trường truyền thống Âu - Mỹ, những thị trường ngách sẽ góp phần làm cho bức tranh xuất khẩu 2 quý cuối năm tươi sáng hơn.
[Uyên Phương - https://vtv.vn/kinh-te/don-hang-da-tro-lai-voi-nhieu-doanh-nghiep-det-may-da-giay-20230901203344271.htm]
- Triển lãm Quốc tế Hà Nội về Công nghiệp Dệt May - HanoiTex 2024 (22.10.2024)
- Triển lãm quốc tế Ngành công nghiệp Dệt & May – Thiết Bị, Nguyên phụ liệu & Vải 2023 (18.10.2023)
- Mỹ tiếp tục là thị trường tiềm năng của ngành da giày Việt Nam (11.10.2023)
- Ngành dệt may đã qua đáy, dự kiến đơn hàng dần phục hồi từ quý 4/2023 (09.10.2023)
- Ngành dệt may, da giày đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 80 tỉ đô la vào năm 2025 (11.10.2023)
- Dệt may, da giầy tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế (11.10.2023)
- Phát triển ngành Dệt May, Da Giầy là ngành chủ lực về xuất khẩu (10.10.2023)
- Ngành dệt may – da giày ứng phó tình trạng sụt giảm đơn hàng (10.10.2023)
- Thiếu hụt đơn hàng, doanh nghiệp dệt may, da giày gặp khó (10.10.2023)
- Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (11.10.2023)